TRƯỜNG TIỂU HỌC TÀ CÁNG, THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VIÊM PHỔI CẤP DO VI RÚT CORONA

Thứ ba - 04/02/2020 22:41
Thời gian vừa qua chúng ta đã được nghe nói nhiều về dịch viêm phổi cấp do vi rút coronadiễn biến rất phức tạp gây nguy hại đến sức khoẻ con người. Hiện nay dịch bệnh này vẫn đang lây lan rất nhanh trong cộng đồng và trên toàn thế giới. Trường Tiểu học Tà Cáng xã Nà Tấu đã làm tốt công tác tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do vi rút Corona gây ra tới toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh, cũng như các bậc phụ huynh.
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÀ CÁNG, THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VIÊM PHỔI CẤP DO VI RÚT CORONA
                    Thời gian vừa qua chúng ta đã được nghe nói nhiều về dịch viêm phổi cấp do vi rút coronadiễn biến rất phức tạp gây nguy hại đến sức khoẻ con người. Hiện nay dịch bệnh này vẫn đang lây lan rất nhanh trong cộng đồng và trên toàn thế giới. Trường Tiểu học Tà Cáng xã Nà Tấu đã làm tốt công tác tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do vi rút Corona gây ra tới toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh, cũng như các bậc phụ huynh.
                   Để làm tốt công tác tuyên truyền trước tiên chúng ta phải hiểu đượcCorona là một họ virus lớn, trong đó một số chủng có khả năng gây bệnh khi xâm nhiễm từ động vật sang người, số khác chỉ xâm nhiễm và tồn tại ở các loài động vật bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Đôi khi virus corona từ động vật tiến hóa để lây sang người để rồi sau đó lây từ người sang người như trường hợp Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) và hội chứng hô hấp cấp (SARS). Hiện tại chủng virus corona gây dịch tại Vũ Hán và đã lan rộng ra trên thế giớiTính đến ngày 05/02/2012 tại Việt Nam đã xác nhận có 10 ca dương tính với vi rút nCov, trong đó có 03 bệnh nhân đã được xuật viện.
                  Ban giám hiệu xây dựng Kế hoạch chỉ đạo Tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm, nhân viên làm tốt tuyên truyền tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh trong công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do vi rút Corona gây ra vào các buổi chào cờ đầu tuần, hoạt động tập thể.
                 Phối hợp với Công an xã kiểm tra lấy thông tin, lập danh sách học sinh có cha, mẹ, hoặc người thân từ Trung Quốc hoặc vùng có dịch bệnh trở về địa phương từ đầu tháng 12/2019 đến nay báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo. Phối hợp với Trạm y tế xã xây dựng Kế hoạch triển khai công tác tuyền truyền, phun thuốc khử trùng dịch. Triển khai đầy đủ các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tới toàn thể bộ giáo viên, nhân viên, học sinh. Tuyên truyền giáo dục cho học sinh và phụ huynh học sinh hiểu về bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV và các biện pháp phòng bệnh, cũng như cách thức tự theo dõi sức khỏe, khai báo khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, đặc biệt cho những người đến Việt Nam từ vùng có dịch hay những người từ Việt Nam đến vùng có dịch.   
Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay. Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng. Tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ở, trường học,... bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác. Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao. Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời. 
               * Đối với người bệnh
Cách ly, điều trị tại cơ sở y tế, giảm tối đa biến chứng, tử vong. Hạn chế việc chuyển tuyến bệnh nhân để tránh lây lan trừ trường hợp thực sự cần thiết. Thời gian cách ly đến khi hết các triệu chứng lâm sàng. Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách khi tiếp xúc với người khác để hạn chế lây truyền bệnh. Điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Xử lý tử thi theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng.
               * Đối với người tiếp xúc gần hoặc có liên quan khác
Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang y tế, kính đeo mắt, găng tay, mũ áo, ... trong quá trình tiếp xúc gần với người bệnh; rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân và những người khác. Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Nếu có xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở ... cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Thực hiện vệ sinh thông khí, thông thoáng nhà ở, thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn khác.
                * Khử trùng và xử lý môi trường ổ dịch
Khu vực cách ly và nhà bệnh nhân phải được khử trùng bằng cách lau rửa nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà với dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính. Việc khử trùng các khu vực có liên quan khác sẽ do cán bộ dịch tễ quyết định dựa trên cơ sở điều tra thực tế.
Chất tiết đường hô hấp (đờm, rãi, dịch mũi họng, dịch phế quản, …) của bệnh nhân phải được xử lý triệt để bằng dung dịch khử trùng chứa 1,25% Clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 trong thời gian ít nhất 30 phút sau đó thu gom theo quy định của cơ sở điều trị. Các phương tiện chuyên chở bệnh nhân phải được sát trùng tẩy uế bằng dung dịch khử trùng chứa 0,5% Clo hoạt tính.
Việc khử trùng các khu vực có liên quan khác bằng biện pháp lau bề mặt hoặc phun dung dịch khử trùng có chứa 0,5% Clo hoạt tính sẽ do cán bộ dịch tễ quyết định dựa trên cơ sở điều tra thực tế.
Một số hình ảnh tiêu biểu của nhà trường







Nguồn tin: Trường TH Tà Cáng, thành phố Điện Biên Phủ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây